Hôm nay 10-11, vị trí tâm bão Hải Yến (bão số 14) cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 240km về phía bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (150-183 km/giờ), giật cấp 16, cấp 17 sẽ tiến thẳng vào miền Bắc. Nhiều người dân đã sơ tán khỏi những nơi nguy hiểm.
Cơn bão Hải Yến lớn nhất từ trước tới giờ vào Việt Nam
Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản, tâm bão ngày 10.11 sẽ rơi vào khoảng 18°00′ (18.0°)N, 107°05′(107.1°) E, tốc độ gió gần tâm bão lên tới 40m/s, tiến thẳng vào vịnh Bắc Bộ và ảnh hưởng tới các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Vùng bão này được dự đoán với xác xuất khoảng 75%.
Cùng nhận định, Trung tâm Không quân và Hải quân Mỹ cũng dự báo bão Hải Yến sẽ đổ bộ vào Việt Nam lúc 12:000 GMT ngày 10.11 (khoảng 7h sáng ngày 11.11 theo giờ Hà Nội), ở vĩ độ 18,1 N , 107,4 E. Đáng lưu ý, khi cơn bão đổ bộ vào đất liền lại vẫn giữ sức gió bền khá lớn khoảng 175km/h (119mph).
Tuy không đánh thẳng vào miền Trung, song theo các chuyên gia cảnh báo, siêu bão Hải Yến vẫn gây ra mưa lớn ở đây. Hãng tin CNN (Mỹ) dự đoán, riêng Đà Nẵng sẽ có mưa lớn kéo dài hơn 1 tuần kể từ tối ngày 9.11 đến ngày 18.11.
Trước đó, tâm bão liên tiếp được các hãng truyền thông trong và ngoài nước dự báo có thể sẽ hướng thẳng vào miền Trung Việt Nam, trực tiếp nhất là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế.
Sáng 10.11, bão Hải Yến tiếp tục di chuyển nhanh với vận tốc 30-35km/h. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương Việt Nam thông báo sáng nay, khả năng bão đổi hướng di chuyển, đường đi của bão bẻ cong hướng vào các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới.
Tại sao bão Hải Yến lại mạnh nhất thế giới
“Với tốc độ như thế, Haiyan thuộc nhóm bão cấp 5 trên thang đo Saffir-Simpson, công cụ mà giới khoa học sử dụng để phân loại bão trên Đại Tây Dương. Nó là một trong những cơn bão mạnh nhất trên trái đất”, Livescience dẫn lời Brian McNoldy, một chuyên gia về thời tiết nhiệt đới của Đại học Miami tại Mỹ.