Hội chứng Brugada còn được gọi bằng một số thuật ngữ như “hội chứng đột tử ban đêm”, “hội chứng đột tử chưa rõ nguyên nhân”… là bệnh có tính chất di truyền.
Hiện nay, người ta đã tìm ra nguyên nhân những rối loạn về dẫn truyền của hệ thần kinh tim là đột biến ở gen SCN5A, nằm tại nhiễm sắc thể 3p21. Gene này điều hoà kênh natri ra vào tế bào. Khi bị đột biến, natri ra vào tế bào bị ảnh hưởng dẫn tới những rối loạn dẫn truyền trong cơ tim.
Xem phim 18+ Chuyện sinh lý đột tử về đêm căn bệnh khó chữa
Ảnh minh họa
Không dấu hiệu báo trước
Theo tiến sĩ Vũ Đức Thịnh, Trưởng khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện E Trung ương, vào những năm 1980, đột tử về đêm không giải thích được là một hội chứng có tần suất cao ở các nước Đông Nam Á. Người ta phát hiện những người đàn ông trẻ di cư từ các nước này sang Mỹ bị chết đột ngột trong lúc ngủ nhưng trước đó hoàn toàn khoẻ mạnh và không có bệnh tim thực thể.
Sau đó, ở đầu thập niên 1990 bệnh này được mô tả ở Thái Lan, Philippines, Nhật… Do đó, bệnh lý này có tên Lai Tai theo tiếng Thái hoặc Bangunguttheo theo ngôn ngữ Philippines, hoặc Pokkuri theo tiếng Nhật – đều mang nghĩa là “chết đột ngột khi ngủ đêm”. Hội chứng này được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở đàn ông trẻ Thái Lan và là thách thức lớn đối với nền y tế nước này. Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta thấy đột tử về đêm xảy ra ở khắp nơi trên thế giới.