VN88 VN88

Chuyện tình thời chiến tranh

Cấm thì cấm. Hai chịtôi: DiễmNgọcvà Hồng Loan vẫn cứ lén mua về đầy đủ từ số khởi đầu. Rồi canh chừng Ông Bà cụ vắng nhà, là mang ra đọc ngấu nghiến. Tôi đã mười tám tuổi. Thếnhưng hai chị vẫn cứ cho tôi còn quá trẻ con. Họ sợ có thể tôi vui miệng mách lại vđi Ông Bà cụ thì vỡ nợ. Tôi không chịu thua. Thấy hai chị mua đọc lén, tôi cũng làm như thế.

Nên sáng nay, đợi cho ông cụ đã ngồi vào chiếc sạp gụ trên gác, nhâm nhi tuần trà cúc, tôi băng qua đường. Như thường lệ, tôi chui vào phía sau sạp báo, dí vào tay thằng Cu, con chú Phồi, một hào rưỡi. Một hào cho tờ báo. Còn lại năm mươi xu, tôi “hối lộ” cho thằng bé. Xong tôi luồn tờ báo vào bên trong áo len phía trước ngực, chạy vù về nhà, vào phòng ngủ, nhảy vội lên giường, vặn cây đèn nhỏ. Thế là tôi đọc một mạch không ngừng. Phải công nhận ngòi bút Ông Nguyễn Tuân có ma lực thật.

Không biết có phải nhờ câu chuyện “Làm Đĩ” kỳ lạ, quyến rũ. Hay nhờ bút pháp mê hồn của Ông ta? Tôi đọc đi, rồi đọc lại, không màng ăn sáng. Phòng bên cạnh, hai chị tôi cười khúc khích, và nói gì với nhau nghe không rõ. Nguyễn Tuân viết như thếnày:
“Từ lúc Quân đội viễn chinh Pháp trở lại, thì bộ mặt chiến tranh các vùng quê, và bộ mặt “thái bình” của đô thị Hà Nội thay đổi hẳn. Trai gái, khi ra đường, ăn mặc chịu ảnh hưởng mộtphần sựcải cách trong các tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh vân vân… Nhất là lối hóa trang, chải chuốt trên gương mặt. Thay vì để tóc thề họ đã uốn quăn lên. Có nàng còn nhuộm hẳn màu vàng. Họ tung tăng cả bọn ngoài phố, có khi cả năm sáu cô một lúc. Đặc biệt là xí xô, xí xào tiếng Tây, cố nói thật lớn cho những người chung quanh phải nể.

VN88