VN88 VN88

Gangnam style là gì

Người dân Gangnam chính hiệu không bao giờ tự khoe như vậy – chỉ có bọn giả vờ hay muốn được như vậy mới cho rằng họ là “Gangnam Style” – cho nên bài hát này chế giễu những loại người này đang cố gắng đua đòi trở thành một cái gì mà họ không phải.

Bài hát nhắc đến “cô bạn gái hoàn hảo, người biết khi nào trở thành tao nhã và khi nào trở thành hoang dại.” Bài hát giúp giải nghĩa ý này khi ca sĩ thốt lên lời “Ehhhhh Sexy Lady!” Điệp khúc “오빤 강남 스타일 (Oppa Gangnam style)” có thể được dịch là “Anh có phong cách sống kiểu Gangnam“, chỉ đến chính ca sĩ; Chữ “Oppa” trong tiếng Triều Tiên, tương tự như chữ “anh” trong tiếng Việt, được phụ nữ dùng để chỉ đến người phái nam lớn tuổi hơn.

Điệu nhạc được sáng tác bởi PSY và Yoo Gun-hyung, một nhà sản xuất ở Hàn Quốc đã từng hợp tác với PSY. Lời bài hát được sáng tác bởi PSY.

“Gangnam Style” đã nhận được sự chú ý từ nhiều báo chí trên thế giới như Reuters, The New York TimesLos Angeles Times,

Maura Judkis của tờ The Washington Post nói rằng, “‘Gangnam Style’ đã biến một vũ điệu nhìn thấy cực kỳ ngu xuẩn trở thành ‘cool”. Tuần báo thời sự Đức Der Spiegel cho rằng sự thịnh hành của “Gangnam Style” là nhờ vũ điệu táo bạo của nó.Mesfin Fekadu của hãng thông tấn Associated Press viết rằng PSY “hiện giờ đang có một khoảnh khắc văn hóa đại chúng'”.” Các điệu vũ của PSY thì “khá kỳ quái” nhưng video ca nhạc thì đầy “quần áo sắc màu, sống động”. Ông cũng cho rằng PSY rất vui khi “kiểu màu sắc của anh đang được ca tụng ở Mỹ và trên thế giới.”[26] Deborah Netburn của tờ Los Angeles Times nói rằng nó là “một trong những video vĩ đại nhất từng được tải lên YouTube.”

Mặc dù “Gangnam Style” được đánh giá tích cực, một số người đã cho rằng nó điên khùng hay thậm chí là thô tục.[28] Matt Buchanan và Scott Ellis của tờ The Sydney Morning Herald viết rằng video “gần như là vô nghĩa trong mắt người Tây phương” và nó đã “làm người xem tưởng rằng họ đã uống nhầm thuốc của ai.” Paul Lester của tờ The Guardian cho rằng nó “nhạc rave Euro tầm thường với ghi-ta”.[

Một nhà phê bình âm nhạc tại Hàn Quốc nhận định rằng yếu tố đã tạo nên sự thành công cho ca khúc này chính là sự hóm hỉnh, nhất là tính hài hước hầu như vắng bóng trên các sàn nhạc pop tại Hàn Quốc. Dù Psy lại không thuộc dòng nhạc K-pop chính thống, và nổi tiếng về lề lối trình diễn và cá tính khiêu khích của anh bên lề một xã hội Hàn Quốc luôn bị gò bó trong khuôn phép, vài lần video của anh đã bị cấm đối với các khán giả dưới 18 tuổi vì các cơ quan chức năng Hàn Quốc cho rằng các bài hát đó có ngôn từ và hình ảnh quá khiêu dâm hay quá thô tục.

Sau khi phát hành “Gangnam Style”, PSY đã biểu diễn ca khúc này tại một vài buổi hòa nhạc trên truyền hình ở Hàn Quốc. Sự xuất hiện đầu tiên là tại chương trình âm nhạc Hàn Quốc, The Music Trend.PSY cũng biểu diễn “Gangnam Style” tại một vài buổi hòa nhạc tại Mỹ trong chuyến bay của anh tới đây, gồm có “The Heumbbeok Show” và tại Buổi hòa nhạc Summer Stand tại Seoul, Hàn Quốc.Ngoài ra, PSY cũng biểu diễn ca khúc của mình tại các chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ như The Ellen DeGeneres Show cùng với ca sĩ đình đám Britney Spears vào ngày 10 tháng 9 năm 2012 tại Lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2012, trên chương trình truyền hình Today tại Thành phố New York, và trên Saturday Night Live (SNL).

“Gangnam Style” đã chính thức được tái phát hành vào ngày 14 tháng 8 năm 2012, là “Oppa Is Just My Style” (tiếng Triều Tiên: 오빤 딱 내 스타일) (Anh là phong cách của em), với giọng hát bổ sung bởi ca sĩ Hàn Quốc và thành viên 4Minute là Hyuna. Mallika Rao viết trên báo The Huffington Post rằng video này “dường như được diễn tả theo cách nhìn của một người phụ nữ, nhưng những khác biệt chính có thể nhận ra là ít cảnh cởi những con ngựa vô hình mà nhiều cảnh ngột ngạt ôm ấp hơn.” Video âm nhạc này cũng đã được xem trên 150 triệu lần, chỉ vài tuần sau khi video được tải lên Youtube.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Gangnam_Style

VN88

Viết một bình luận