Sáng hôm sau, khi cơn sốt sinh lý trôi qua, tôi cảm thấy xấu hổ và đầy mặc cảm tội lỗi với chính mình. Tôi vùi đầu vào công việc, mười giờ mỗi ngày trong hãng giấy và cuối tuần tôi đi cuốn su ?ì thêm cho nhà hàng Nhật, tránh sự nhàn rãnh, bất an. Hoà càng lớn càng độc lập, tự làm mọi việc cho bản thân, không phiền hà đến tôi nhiều.
Phần tôi sau những giờ làm, về nhà tắm rửa ăn uống qua loa là cố lăn ra ngủ, cho xong một ngày. Vậy mà không hiểu sao, cây chẳng gió ngừng? Tôi làm khâu ‘cángcuộn’ còn Định thì làm trong phòng kiểm phẩm công ty làm giấy. Một lần ăn trưa, đi ngang, tôi đã chạm phải ánh mắt thật ‘đồng hương’ của anh. Trước giờ, phòng kiểm phẩm hầu hết là do người Mỹ đảm trách. Chưa bao giờ tôi cảm thấy bối rối đến như vậy. Suốt dãy hành lang dẫn tới cafeteria hai chân tôi như muốn đánh quần vào nhau, nghiêng đảo cả người. Vừa đi tôi vừa rủa thầm, ‘thằng cha mắc dịch !’. Rồi liên tục mấy ngày sau, trưa nào tôi cũng phải cố đi thật nhanh ngang qua phòng ‘thằng cha mắc dịch’, mà không khỏi phải đón nhận cái nhìn đầm ấm, ‘chết’ người đó. Tôi biết chắc anh là người Việt vì cái bảng tên trước phòng, Dinh Nguyen. Có vài hôm đi ngang, không thấy anh, tự dưng tôi không thấy dễ chịu như mình tưởng mà trái lại, như thiếu vắng một cái gì buồn buồn khó hiểu ?Cúc ơi, mi già rồi chớ phải dậy thì mới lớn đâú, tôi cười thầm tự trách chính mình. Vài tuần sau, Định làm quen và thường xuyên ăn trưa chung với tôi. Định hơn tôi hai tuổi, nhưng trông già dạn vì cặp kiếng cận và mái tóc hoa râm không chịu nhuộm của anh. Tôi cảm thấy thật gần gũi, an tâm bên anh và lần đầu tiên trong suốt những năm tháng dài chịu đựng, tôi yêu đời và mọi sự sống chung quanh nhiều hơn. Hữu duyên thiên lý, anh lại hợp với tôi nhiều thứ, từ ăn uống đến nhu cầu giải trí. Định thích ăn đồ biển, tôi mê từ cá tôm đến mọi loài sống dưới biển thứ nào tôi cũng dồn vào miệng được hết. Giờ rãnh tôi đọc báo nghe nhạc, anh thì thuộc thơ từ tiền chiến đến hiện đại, thuộc vanh vách từ Quang Dũng, Nguyễn Bính đến Nguyên Sa, Vũ Hữu Định, Nguyễn Tất Nhiên, Bùi Giáng… Tôi cho anh mượn mấy tape nhạc của một thời chinh chiến, anh mua tặng tôi những sáng tác mới của Trần Quãng Nam, Hoàng Quốc Bảo. Tôi ngưỡng mộ anh, còn anh quí trọng, nâng niu tôi như món đồ dễ vỡ. Không phải anh nhúc nhát gì ở tuổi bốn mươi, nhưng anh luôn giữ một khoảng cách cần thiết cho những xúc cảm của mình. ‘Đừng để xúc cảm nhất thời đánh lừa những tình cảm chân thật’, anh nói một tình cờ nào đó mà tôi nhớ mãi sau nầy ? Không phải mãi đến bây giờ mới có người đàn ông đến ve vãn, làm quen tôi. Đã mười mấy năm rồi chừng như chưa bao giờ tôi thật sự quan tâm đến những biến động tình cảm của chính tôi và những người khác phái chung quanh. Tôi có bổn phận làm mẹ để lo toan, có một xã hộI xa lạ để đối phó, có cả một gia đình chồng cố dồn hết bổn phận làm vợ, làm dâu để đương đầu. Mẹ chồng bắt tôi phải đeo tang, trong lúc tôi vẫn tin rằng Chính vẫn còn sống. Không nghe, bà nói lớn nói nhỏ rằng tôi vẫn còn ‘gượng traí, muốn chồng. Trong, tôi không còn gì và ngoài, tôi không thấy ai. Tức nước vỡ bờ, tôi nhắm mắt bồng con ra khỏi nhà chồng trong bao nhiêu lời đay nghiến cay độc. Không phải chỉ cho tôi, còn cả tương lai cho Hoà nữa. Rồi, theo năm tháng một dạ một lòng nuôi con lẽ ra, họ phải thương cảm cho tôi, đằng nầy coi như phủi nợ phủi nần. Thành phố nhỏ, số ngườI Việt định cư lưa thưa nên nhất cữ nhất động, ai cũng biết ai. He ?ô chị Cúc. Thủy đây, khỏe hông chị. Má nhắn cuối tuần nầy chị đưa thằng Hoà qua chơi với má..? À, nghe nói có ông kỹ sư Việt Nam nào mới chuyển tới trong hãng chị hả ! Coi được hông chị, làm mai cho em đi ?úc hả, má đây. Người đồn đãi mầy với thằng Định gì đó, có hông. Giấy rách thì giữ lấy lề, còn mặt mũi tao, còn thằng Hoà nữa, tội nghiệp nó. Đại để là như vậy. Tôi cũng chẳng còn quan tâm gì, nhưng trong cùng tận tấm lòng, tôi vẫn thấy mình có lỗi với Chính, với con. Nhưng lỗi gì, thì thật sự tôi cũng không biết được. Nên gặp Định thì tôi bức rức đến sợ sệt còn xa anh thì tôi nuối tiếc, nhớ thương đến ngơ ngẩn người. Và chừng như Định hiểu tâm trạng tôi, anh kiên nhẫn, từ tốn để không làm tôi phải khó xử. Anh yêu tôi thiết tha nhưng vẫn cố giữ khoảng cách cần thiết cho tôi lựa chọn. Mà có sự chọn lựa nào không mất mát bao giờ. Tôi đã mất nửa đời cho sự ràng buộc của bổn phận, chưa và sẽ mãi mãi không chút gì hối tiếc trong tôi.