“Trong vấn đề đi tư vấn hoặc khám xét thì phải có sự tìm hiểu về kiến thức tình dục, sức khỏe sinh sản, giới tính để khi tới hỏi các phòng khám tư vấn sẽ thu về được cho mình nhiều kiến thức thiết thực hơn. Đồng thời, đó cũng là cách tăng sự hiểu biết chứ chỉ nghe bác sĩ nói mà người được tư vấn không hiểu gì về vấn đề thì cũng xảy ra nhiều tình huống éo le”, bác sĩ Trâm nhấn mạnh.
“Trong trường hợp này, chồng là người sốt ruột và bức xúc hơn cả. Còn phía người vợ vì tâm lý sợ nên không làm được họ cũng không quá bức xúc. Tuy vậy, không thoải mái trong mỗi “cuộc yêu”, đó là tâm lý chung của cả hai vợ chồng”, bác sĩ Trâm chia sẻ thêm.
Nói về những câu chuyện xảy ra tại Trung tâm của mình, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Viện sức khỏe sinh sản (RAFH), phụ trách khoa sản của Trung tâm y tế 178 Thái Hà cho biết: Giáo dục giới tính từ trước đến nay thiếu tới mức nhiều người vẫn không hiểu được quan hệ tình dục ở phụ nữ như thế nào và làm sao có thể có con? Chính vì vậy, mới có câu chuyện bi hài xảy ra hoặc cảm giác quan hệ tình dục là một thứ xấu xa.
Thậm chí ở các khu công nghiệp hầu như vấn đề giáo dục giới tính vẫn chưa được trang bị nên để xảy ra nhiều trường hợp có thai ngoài ý muốn, bệnh phụ khoa… mà người trong cuộc lúng túng khi giải quyết.
( Nguồn tin tại tin tức gái )