VN88 VN88

Nữ sinh lên facebook sinh bôi xấu hình ảnh tượng đài lịch sử

Những hình ảnh nữ sinh vô lễ với di tích lịch sử, nữ sinh chụp ảnh đưa lên facebook khoe với mọi người.Hình ảnh gây mất hình tượng người Việt

Hình ảnh Nữ sinh bôi xấu tượng đài lịch sử

Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ lâu, danh xưng Điện Biên đã vượt qua giới hạn không gian, vị trí địa lý để nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. Những di tích trong Quần thể di tích lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt) đã trở thành thế mạnh của ngành Du lịch tỉnh Điện Biên.

Đối với mỗi du khách khi đặt chân đến Điện Biên, khi được tham quan các điểm di tích lịch sử là dịp để hiểu, biết và thấm thía công lao, sự anh dũng hi sinh mà thế hệ lớp lớp cha anh đã ngã xuống để giành lại từng tấc đất, khoảng trời của dân tộc. Từ đó càng thêm tự hào hơn về truyền thống lịch sử giữ nước và chống giặc ngoại xâm của lớp lớp cha anh đã hiến nguyện tuổi xanh để giành lấy độc lập, tự do cho đất nước.

Tuy nhiên, đi ngược lại truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc, có một số bạn trẻ khi đến các điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh này đã có những hành động thái quá, vô lễ với di tích, thái độ mạt sát, không tôn trọng các giá trị lịch sử. Nhiều bạn trẻ khi đến đây đã trèo cả lên tượng để “đè đầu, cưỡi cổ” vô lễ với di tích lịch sử. Không dừng lại ở đó, nhiều bạn sau khi “vô lễ” với tượng đài còn thích thú chụp ảnh lại, đăng tải lên những trang mạng xã hội coi đó như một thành tích đã khiến cho cư dân mạng được một phen phẫn nộ khi chứng kiến những bức ảnh phản cảm này.

nu sinh len facebook boi xau hinh anh tuong dai lich su 1

Một ảnh trong cả album nữ sinh vô lễ với di tích lịch sử

Hệ quả là các điểm di tích như: Cụm tượng đài kéo pháo nằm trên triền đồi Bó Hôm (thuộc xã Nà Nhạn); Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Mường Phăng); Hệ thống các xe tăng (TP Điện Biên Phủ)… đều đã bị một bộ phận không nhỏ giới trẻ “hồn nhiên” biến thành nơi chụp ảnh và “dẫm đạp lịch sử”.

VN88